Tìm hiểu về các chứng nhận hữu cơ uy tín quốc tế (Phần 1)


Nói thật, thời buổi bây giờ vàng thau lẫn lộn, ngay cả các sản phẩm "ò ga nít" còn bị giả hay tự dán nhãn, làm cho người tiêu dùng bối rối và bất an không biết nên đặt niềm tin vào đâu.

Trong quá trình tìm hiểu về các sản phẩm thuộc lĩnh vực này, chỉ cần click vài cái là cứ như lạc vào một khu rừng chứng nhận, quả thật thông tin quá nhiều để có thể nắm hết.

Thôi thì tìm được cái nào, liệt kê ra hết bên dưới, để cho bản thân mình lẫn bạn bè bà con hai họ có chỗ để tham khảo vậy.

Chúng ta sẽ bắt đầu từ những chứng nhận hay bắt gặp nhất.

1. Australian Certified Organic (ACO) 



ACO là chứng nhận hữu cơ hàng đầu của đất nước chuột túi, uy tín cao và được sử dụng rộng khắp Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

Sản phẩm hữu cơ theo chứng nhận này được phân làm 4 cấp độ :
- 100% organic: hoàn toàn là chất hữu cơ
- Certified organic: thành phần nguyên liệu ít nhất là 95% organic.
- Made with organic ingredients: thành phần ít nhất 70% nguyên liệu organic.
- Nguyên liệu hữu cơ chiếm ít hơn 70% thành phần của sản phẩm: chỉ thể hiện danh sách nguyên liệu trên tem nhãn.
Các thành phần còn lại phải là thực vật được sản xuất tự nhiên hoặc nếu có chất bảo quản/ phụ gia phải là tự nhiên cho phép, hoàn toàn không độc hại.

Link tham khảo: http://austorganic.com/

2. The United States Department of Agriculture Organic (USDA)



Đây là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với điều kiện nghiêm ngặt nhất. Sản phẩm hữu cơ dưới chứng nhận của các đại diện thuộc USDA có nhiều cấp bậc, tuy nhiên chỉ những sản phẩm chứa từ 95%-100% nguyên liệu hữu cơ (organic) mới được thể hiện dấu (logo) của USDA trên tem nhãn sản phẩm.

Các cấp bậc tương tự như chứng nhận ACO của Úc.

Link tham khảo: https://www.ams.usda.gov/

3. EU Organic Bio 

Tất cả các sản phẩm muốn được dán nhãn logo này, đều phải thông qua các tiêu chuẩn chặt chẽ được quy định trong bản Quy chế số 834/2007 về sản xuất và ghi nhãn hữu cơ cho các sản phẩm hữu cơ, được ban hành ngày 28 tháng 6 năm 2007 bởi Ủy ban Châu Âu về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Link tham khảo: https://ec.europa.eu/agriculture/organic/index_en

4. Japanese Agricultural Standard (JAS)



JAS là các tiêu chuẩn về nông nghiệp của đất nước Nhật Bản.

Logo trên sẽ được dán nhãn cho các sản phẩm hữu cơ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về thực vật hữu cơ và thực phẩm chế biến từ nguồn gốc thực vật hữu cơ, được thành lập vào năm 2000 trên cơ sở hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị các loại thực phẩm hữu cơ được Ủy ban Codex Alimentarius thông qua.

Link tham khảo: http://www.maff.go.jp/e/policies/standard/jas/specific/organic.html

5. Agriculture Biologique (AB)


Nhãn AB là chứng nhận nổi tiếng và uy tín của Pháp, được hiệp hội phi lợi nhuận phục vụ phát triển và thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ Agence BIO ra đời tháng 11 năm 2001 chứng nhận.

Link tham khảo: http://www.agencebio.org/lagence-bio

Còn tiếp...

| Admin - CNT |

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hành trình tìm thực phẩm hữu cơ

Muốn con sống tốt, cha mẹ phải là tấm gương

Tìm hiểu về các chứng nhận hữu cơ uy tín quốc tế (Phần 3)